Nói đến keo dán người ta không thể không nhắc đến một loại keo đặc biệt đó là KEO 502, đây là loại keo có khả năng kết dính nhanh chóng và gần như tức thì, loại keo này có rất nhiều ưu điểm về tính thẩm mĩ của bề mặt kết dính, độ chắc chắn, tốc độ kết dính. Chính vì ưu điểm đó mà KEO 502 được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp, các vật dụng và vật liệu có giá trị cao trong ngành mỹ nghệ trang sức như chế tác vàng, đá quý, kim cương,…
Thành phần của KEO 502 được tạo từ các chất chính như Cyanoacrylate, Acetate, Methylene Chloride, Ethyl acetate và một số phụ chất khác giúp tăng độ kết dính, thời gian khô nhanh chóng.
Cyanoacrylat là muối của axit acrylic và Cyanua (Cn). Hợp chất này thật sự phát huy tác dụng khi gặp nhiệt độ và áp suất môi trường phù hợp. Tuy nhiên sẽ bị phân hóa và phá vỡ mối liên kết nếu gặp nhiệt độ cao hoặc bị hòa tan bởi chất aceton. Tuy nhiên sự ảnh hưởng đến sức khỏe của con người mới là điều đáng lưu ý từ chất Cyanua.
Khi hít phải một lượng cyanua khoảng 0,15 – 0,2gram qua đường hô hấp thì sẽ gây ra triệu chứng xây sát trong mũi, cổ và khí quản, khó thở, chóng mặt, tim đập mạnh, tức ngực, mạch yếu và thưa, mất cảm giác, ngắt, dãn con ngươi, co cứng, giật rung, niêm mạc và da có mẩn đỏ tươi. Hơi thở ra có mùi hạnh nhân. Nạn nhân sẽ bị hôn mê và chết sau ít phút.
Do đó đây là các thành phần có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người nếu tiếp xúc một thời gian dài. Còn đối với người tiêu dùng khi sử dụng KEO 502 cũng cần lưu ý một số điều khi sử dụng loại keo này để tránh xảy ra những sự cố đáng tiếc.
Nên đeo găng tay khi sử dụng để gắn kết các bề mặt để tránh tiếp xúc trực tiếp với da, đóng mở nắp cẩn thận trước và sau khi sử dụng. Sau khi sử dụng xong nếu keo 502 còn thừa nên cất cẩn thận trong hộp và đặc biệt lưu ý là để xa tầm tay trẻ em.
Tuy nhiên thực tế có rất nhiều trường hợp vì bất cẩn đã xảy ra các sự cố liên quan đến KEO 502, sau đây là một số cách khắc phục nếu bị dính loại keo này.
- Nếu bị dính keo 502 vào tay, bạn ngâm chỗ dính keo trong nước xà phòng ấm ngay lập tức. Quá trình này sẽ làm mềm keo 502 ra. Đồng thời nếu có dấm thì bạn nên cho một chút vào sau đó vừa ngâm vừa kỳ.
- Dùng Acetone (chất tẩy sơn móng tay), tác dụng của Acetone là làm mềm chất cyanoacrylate có trong keo 502. Bạn đổ trực tiếp 1 lượng Acetone vừa đủ lên chỗ bị dính keo 502 rồi tiến hành tẩy nó.
- Dùng bơ: bạn thoa đều một lớp bơ lên chỗ keo bị dính. Làm liên tục cho đến khi lớp keo 502 mềm ra và có thể rửa sạch được.
- Dùng hỗn hợp Acetone với WD40 (Dầu chống gỉ) Vì Acetone là chất bay hơi rất nhanh nên bạn có thể kết hợp dùng Acetone với cả WD40. Bạn trộn hỗn hợp này theo tỉ lệ 1:1 rồi bôi lên chỗ bị dính keo 502.
- Trong trường hợp nặng hơn dính keo 502 vào da với diện tích rộng hoặc vào mắt thì mau chóng tới bệnh viện gần nhất để bác sĩ lấy keo ra, tránh tình trạng bỏng giác mạc và những hậu quả về sau.